Tin tức

GIS APPLICATIONS IN DRAINAGE SYSTEM INFRASTRUCTURE MANAGEMENTAND WASTE TRANSPORTATION IN HUE CITY Nguyễn Hồng Sơn Công ty TNHH Nhà nước Môi trường và Công trình Đô thị Huế (HEPCO)

GIS APPLICATIONS IN DRAINAGE SYSTEM INFRASTRUCTURE MANAGEMENTAND WASTE TRANSPORTATION
IN HUE CITY

 Nguyễn Hồng Sơn
Công ty TNHH Nhà nước Môi trường và Công trình Đô thị Huế (HEPCO)

Abstract:
Perceiving the necessity of GIS (Geographic Information System) in state management, leadership of Thua Thien Hue province decided to conduct a geographical information systems project (referred to as GISHue). Results of this project will determine the building of an integrated & shared geodatabase.
As Thua Thien Hue becomes a regional center, the rapid urbanization poses a challenge towards urban insfrastructure management, such as drainage and garbage collection system. These systems will become the foundation of the provincial development and environmental appeal of the new Hue – which aims to transform into a festival city of the future.
Application of GIS in the management of urban infrastructure projects in Vietnam is relatively new. Many agencies in Thua Thien Hue have deployed GIS applications in other fields, which is a plus as GISHue use background data, visual management, modeling, classification of GIS data analysis. Research applications based on integrated technologies such as GIS, GPS (Global Positioning System) & GPRS (General packet radio service) will become scientific basis for the deployment of new technology applications in the management of urban infrastructure in HEPCO.
Keyword:  GIS, GPS, GPRS, Urban drainage, Garbage collection

1.  ĐẶT VẤN ĐỀ
Quyết định số 143/2007/QĐ-TTg ngày 30/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng thành phố Huế thành phố Festival. Kết luận số 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về “Xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020”. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những chỉ đạo, đầu tư để chỉnh trang, quy hoạch đô thị. Trong đó, hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị là một yếu tố quan trọng góp phần hoàn thiện định hướng của Đảng, Chính phủ và Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tuy nhiên, tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong các tỉnh có lượng mưa nhiều nhất Việt Nam. Lượng mưa trung bình năm trên toàn tỉnh đều vượt quá 2.600mm, có nơi trên 4.000mm. Bên cạnh đó, lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Huế và các huyện lỵ trung bình 225 tấn/ngày. Đây cũng là vấn đề thách thức trong công việc vận hành, quản lý đô thị nói chung và quản lý hạ tầng hệ thống thoát nước và thu gom rác thải đô thị để chỉnh trang đô thị, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho thành phố Festival của Việt Nam.
Đã có nhiều nghiên cứu và ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý hạ tầng hệ thống thoát nước đô thị và quản lý rác thải của các nhà nghiên cứu trong nước thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu. Nhưng các nghiên cứu này hầu hết chỉ dừng lại ở mức đánh giá tác động môi trường, chưa mang tính ứng dụng quản lý theo nhu cầu thực tế như tại Công ty TNHH Nhà nước Môi trường và Công trình Đô thị Huế (HEPCO).
Dựa trên tình hình quản lý thực tế và hiện trạng quản lý hạ tầng hệ thống thoát nước và rác thải đô thị, HEPCO đã đề xuất nghiên cứu đề tài “Ứng dụng GIS trong quản lý hạ tầng hệ thống thoát nước và phương tiện vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố Huế”. Định hướng nghiên cứu là xây dựng hệ thống tích hợp công nghệ GIS, GPS & GPRS để quản lý hạ tầng, hệ thống thoát nước đô thị, hệ thống thu gom rác thải và giám sát phương tiện vận chuyển rác theo thời gian thực trên địa bàn thành phố Huế.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nhóm nghiên cứu lựa chọn phương pháp thử nghiệm ứng dụng tích hợp công nghệ GIS, GPS & GPRS, dựa trên quy trình nghiệp vụ quản lý, số liệu và dữ liệu hiện có tại HEPCO để thực hiện đề tài này.
2.1. Phạm vi nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu là thành phố Huế nằm ở toạ độ địa lý 16,0-16,80 vĩ độ Bắc và 107,8-108,20 kinh độ Đông, gồm có 27 phường. Hạ tầng hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom và phương tiện vận chuyển rác thải, trên địa bàn thành phố Huế, cũng như công tác quản lý tại HEPCO, nhóm nghiên cứu, phân tích và phân nhóm đối tượng địa lý, thông tin đối tượng quản lý theo hai loại: (1) hạ tầng hệ thống thoát nước; (2) hệ thống thu gom và phương tiện vận chuyển rác thải. Các đối tượng và thông tin này đã được thu thập, số hóa, chuẩn hóa và kết nạp vào trong cơ sở dữ liệu GIS:
Bảng 1: Số lượng các đối tượng quản lý thuộc hạ tầng hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom và vận chuyển rác thải

2.2. Phương pháp xây dựng dữ liệu GIS
Chuyển đổi dữ liệu CAD (Computer Aided Design) hệ thống thoát nước đang quản lý, đo vẽ bổ sung vị trí hố ga, điều tra và xây dựng tuyến thoát nước.
Đo vẽ các điểm đặt thùng rác, điểm hẹn xe gom, điểm trung chuyển.

2.2.1. Nắn chuyển dữ liệu CAD sang GIS của tuyến thoát nước

Trong các nguồn dữ liệu hiện có, các kỹ sư của HEPCO đã xây dựng bản đồ hiện trạng hệ thống thoát nước thành phố Huế trên nền CAD, tỷ lệ 1:5000. Đây là nguồn dữ liệu được chọn để xây dựng dữ liệu GIS tuyến thoát nước thành phố Huế.
Để chuyển nguồn dữ liệu CAD này, nhóm nghiên cứu đã áp dụng quy trình qua 06 bước sau:

Bảng 2: Quy trình chuyển đổi dữ liệu CAD sang GIS

Trong quá trình chuyển đổi, dữ liệu GIS sau khi chuyển từ CAD bị sai lệch so với bản đồ nền tham chiếu GISHue. Qua tìm hiểu, nhóm nghiên cứu đã xác định các nguyên nhân sai lệch dữ liệu GIS này do:
– Dữ liệu CAD được vẽ tham chiếu trên nền không cùng hệ tọa độ với bản đồ nền GISHue;
– Tỷ lệ áp dụng khi vẽ trên CAD không giống với tỷ lệ bản đồ nền tham chiếu GISHue là 1:10.000;
– Tham chiếu nền trên bản vẽ CAD không có nguồn gốc từ bản đồ nền GISHue;
–  Sai số trong quá trình thao tác của người vẽ CAD…

Do đó, quy trình chuyển đổi dữ liệu CAD sang GIS (theo Bảng 2), bước thứ 3 là mục đích tăng độ chính xác dữ liệu không gian. Đây là công đoạn quan trọng nhằm góp phần tăng chất lượng dữ liệu GIS tuyến thoát nước.
Qua kiểm chứng các vị trí địa lý đặc biệt của hệ thống thoát nước thành phố Huế bên ngoài thực địa so sánh vị trí đó tương ứng trên dữ liệu GIS, độ sai lệch trung bình khoảng 15m. Để nắn chỉnh nguồn dữ liệu GIS hệ thống thoát nước này, nhóm thực hiện đã nghiên cứu, sử dụng công cụ nắn chỉnh dữ liệu không gian (Spatial Adjustment) phần mềm ArcGIS 10 của hãng ESRI, Hoa Kỳ thực hiện.
Phương pháp thực hiện nắn chuyển là dịch chuyển tịnh tiến (Transformation Affine). Quy định về lập bản đồ địa chính thì giá trị RMS (Root Mean Square) < 20mm + 4.D mm (D khoảng cách sai lệch trung bình, tính bằng km), áp dụng cho bản đồ địa chính tỷ lệ đến 1:10.000. Theo khảo sát độ sai lệch dữ liệu GIS hệ thống thoát nước với dữ liệu nền GISHue thì RMS < 0.02006 (m). Quy trình thực hiện nắn chuyển như Hình 3.

2.2.2. Hạn chế sai số thu thập dữ liệu GIS bằng máy định vị GPS

Giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu GIS cho các đối tượng: hố ga, họng thu nước, cửa xả, điểm đặt thùng rác, điểm hẹn xe gom, điểm trung chuyển, nhóm thực hiện sử dụng máy định vị GPS cầm tay của hãng Garmin hiệu Oregon 550t. Với máy định vị GPS này, theo tài liệu kỹ thuật của hãng Garmin cung cấp, khuyến cáo sai số khi định vị 2D là nhỏ hơn 10m, sai số khi định vị vi sai (DGPS – Differential Global Positioning System) là từ 3m ÷ 5m và sai số cao độ khi định vị 3D là ±3m.
Tuy nhiên, giá trị sai số khi định vị GPS ngoài thực địa còn phụ thuộc một số nguyên nhân sau:
–  Tín hiệu truyền từ vệ tinh GPS đến máy định vị GPS bị khúc xạ khi đi qua tầng điện ly và tầng đối lưu;
–  Hiệu ứng đa đường truyền (multipath), khi định vị GPS trong thành phố có nhiều nhà cao tầng;
–  Bị nhiễu tín hiệu định vị GPS khi thu thập dữ liệu gần các trạm, ăn-ten thu phát sóng vô tuyến;
–  Cấu hình vệ tinh phân bố trong không gian tại thời điểm định vị GPS.
Đối với nguyên nhân gây ra sai số định vị GPS từ cấu hình phân bố vệ tinh GPS, nhóm thực hiện đã nghiên cứu giải pháp để lựa chọn cấu hình vệ tinh GPS tốt nhất cho thời điểm thu thập dữ liệu GIS bằng máy định vị GPS. Giải pháp để hạn chế sai số này bằng phương pháp dựa giá trị độ suy giảm vị trí PDOP (Positional Dilution of Precision). Việc xác định giá trị PDOP dự trên phần mềm miễn phí lập kế hoạch định vị GPS Planning của hãng Trimble, Hoa Kỳ và dữ liệu để sử dụng phần mềm là bảng lịch phát tín vệ tinh (almanac) mới nhất, không quá 30 ngày, do hãng Trimble cung cấp trên inteet.
Để thu thập dữ liệu GIS bằng máy định vị GPS có chất lượng dữ liệu cao, nhóm nghiên cứu đã lập kế hoạch định vị bằng phần mềm GPS Planning, trước khi ra thu thập dữ liệu GIS ngoài thực địa, quy trình gồm các bước như sau:
Bảng 3: Quy trình lập kế hoạch định vị GPS Planning

Tại thời điểm thu thập dữ liệu GIS bằng máy định vị GPS, giá trị PDOP càng nhỏ thì chất lượng dữ liệu thu thập càng cao. Theo kết quả nghiên cứu của Viện công nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ, phân mức chất lượng dữ liệu khi định vị GPS theo PDOP như sau:
Theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định về lập bản đồ địa chính thì giá trị PDOP ≤ 4 là phù hợp với thu thập dữ liệu GIS bằng máy định vị GPS với bản đồ địa chính tỷ lệ đến 1:10.000.

2.3. Phương pháp xây dựng mô hình hệ thống

Mô hình hệ thống tích hợp công nghệ GIS, GPS & GPRS quản lý hạ tầng hệ thống thoát nước và phương tiện vận chuyển rác thải thành phố Huế gồm có 03 phân hệ chính:
1)  Quản lý hệ thống thoát nước đô thị;
2) Quản lý hệ thống thu gom rác thải đô thị;
3) Quản lý và giám sát phương tiện vận chuyển rác thải.
Hệ thống được phát triển gồm bốn thành phần sau:
1) Hệ thống modem định vị GPS gắn trên các phương tiện vận chuyển rác thải (xe chở rác chuyên dụng) truyền số liệu theo thời gian thực;
2) Máy chủ GIS: Lưu trữ cơ sở dữ liệu địa lý (Geodatabase) với dữ liệu GIS chuyên ngành là các lớp dữ liệu các đối tượng hệ thống thoát nước và thu gom rác thải thành phố Huế, dữ liệu nền tham chiếu GISHue; Tiếp nhận dữ liệu định vị gồm có các thông tin:kinh độ, vĩ độ, vận tốc di chuyển, trạng thái bình xăng/dầu, trạng thái đóng/mở cửa, trang thái tắt/mở máy, được truyền từ các modem GPS dựa trên công nghệ GRPS;
3) Ứng dụng Server GIS: Tiếp nhận các yêu cầu từ các phần mềm GIS, xử lý và phân tích dữ liệu thu nhận từ modem GPS;
4) Phần mềm GIS: Khai thác cơ sở dữ liệu GIS từ máy chủ để thực hiện các bài toán phục vụ công tác quản lý chuyên ngành: quản lý hệ thống thoát nước, quản lý hệ thống thu gom rác thải, quản lý và giám sát phương tiện vận chuyển rác thải.

Trong các mô hình hệ thống quản lý đối tượng di động theo thời gian thực, tích hợp công nghệ GIS, GPS & GPRS áp dụng hầu hết trong nước và trên thế giới là sử dụng bản đồ tham chiếu của Google Map hoặc Bing Map…Hệ tọa độ áp dụng là hệ tọa độc quốc tế (WGS-84). Với thiết kế trong mô hình hệ thống này, nhóm nghiên cứu sử dụng bản đồ nền GISHue có hệ tọa độ quốc gia Việt Nam (VN-2000). Để làm được điều này, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu công cụ chuyển đổi DatumTransform của DotSpatial và lập trình thành bộ công cụ chuyển đổi hệ tọa độ từ hệ tọa độ quốc tế WGS-84 sang hệ tọa độ VN-2000 theo phương trình chuyển đổi bảy tham số.
Dữ liệu được truyền trực tiếp theo thời gian thực từ modem GPS gắn trên phương tiện vận chuyển rác thải được truyền về máy chủ có gắn modem nhận tín hiệu bằng công nghệ GPRS. Dữ liệu về tọa độ vị trí phương tiện vận chuyển rác được phân tích và xử lý trực tiếp trên máy chủ bởi công cụ DatumTransform và kết nạp vào trong cơ sở dữ liệu GIS đã thiết kế. Dữ liệu GIS về vị trí phương tiện vận chuyển rác được cập nhật theo thời gian thực tương tích với bản đồ nền GISHue.

2.4. Phương pháp thiết kế và xây dựng phần mềm ứng dụng

Tầng cơ sở dữ liệu:
– Hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) GIS thiết kế và cài đặt trên hệ quản trị dữ liệu Microsoft SQL Server Express phiên bản 2005 trở lên;
– Mô hình CSDL GIS và cấu trúc dữ liệu GIS thiết kế tuân theo chuẩn của GISHue nhằm hướng đến tích hợp vào hệ thống thông tin địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tầng ứng dụng:
– Tầng ứng dụng phát triển theo giải pháp: phần mềm ứng dụng theo mô hình Client/Server;
– Giải pháp phần mềm ứng dụng khao thác CSDL GIS của hệ thống phát triển dựa trên bộ công cụ mã nguồn mở DotSpatial của tổ chức OSGeo. Ngôn ngữ lập trình C#, Net Framework 4.0, bộ công cụ lập trình Microsoft Visual Studio 2010 Express.
Tầng giao diện:
– Phần mềm GIS quản lý hệ thống thoát nước phục vụ tác nghiệp tại HEPCO, liên quan đến các phòng, xí nghiệp sau: (1) Phòng Tổ chức – Hành chính; (2) Phòng Kỹ thuật; (3) Xí nghiệp Thoát nước;
– Phần mềm GIS quản lý hệ thống thu gom rác thải và phần mềm tích hợp công nghệ GIS, GPS & GPRS quản lý và giám sát phương tiện vận chuyển rác thải phục vụ tác nghiệp tại HEPCO, liên quan đến các phòng, xí nghiệp sau: (1) Phòng Tổ chức – Hành chính; (2) Phòng Kế hoạch; (3) Xí nghiệp Môi trường Nam Sông Hương; (4) Xí nghiệp Môi trường Bắc Sông Hương; (5) Xí nghiệp Vận chuyển – Xe máy;
– Hệ thống phục vụ quản lý và giám sát cho hai nhóm đối tượng: đối tượng bên trong hệ thống và đối tượng bên ngoài hệ thống (xe chở rác chuyên dụng);
– Giải pháp xây dựng giao diện phần mềm phục vụ dựa trên môi trường Winform. Phần mềm chạy trên nền hệ điều hành Window XP trở lên. Giao diện tiếng Việt theo chuẩn Unicode TCVN 6909:2001.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Qua đề tài nghiên cứu khoa học này, nhóm nghiên cứu đã thiết kế được một cơ sở dữ liệu địa lý theo mô hình Geodatabase tích hợp được trên nền dữ liệu GISHue. Cơ sở dữ liệu địa lý này vừa phục vụ trong ba phần mềm GIS khác nhau: Phần mềm GIS quản lý hạ tầng hệ thống thoát nước, Phần mềm GIS quản lý hệ thống thu gom rác thải và Phần mềm tích hợp công nghệ GIS, GPS & GPRS quản lý phương tiện vận chuyển rác thải, trong phạm vi thành phố Huế.

Kết quả của đề tài đã thay đổi phương thức quản lý hạ tầng hệ thống thoát nước, quản lý hệ thống thu gom rác thải đô thị trước đây trên giấy và họa đồ sang một phương thức mới, bằng phần mềm GIS. Với phương thức quản lý mới, thông tin quản lý tập trung, thống nhất, nhanh hơn và chính xác hơn. Đặc biệt, với phần mềm tích hợp công nghệ GIS, GPS & GPRS hỗ trợ cho công tác quản lý và giám sát phương tiện vận chuyển rác thải đô thị trực quan trên màn hình máy tính một cách trực quan, theo thời gian thực, phân tuyến vận chuyển và quản lý phiên lộ trình bằng phần mềm GIS.
Giải pháp tích hợp công nghệ GIS, GPS & GPRS đã được cải tiến mới:
1)   Hệ tọa độ WGS-84 của dữ liệu truyền từ modem định vị GPS gắn trên phương tiện vận chuyển rác thải đô thị được chuyển đổi trực tiếp trên máy chủ sang hệ tọa độ VN-2000, được kết nạp vào trong cơ sở dữ liệu địa lý và tham chiếu trên bản đồ nền GISHue. Đây là điều kiện để tích hợp hệ thống thông tin địa lý này với hệ thống thông tin địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế – GISHue: hỗ trợ chia sẽ dữ liệu liên ngành, phục vụ trong công tác quản lý và quy hoạch hạ tầng đô thị thành phố Huế trong tương lai.
2)   Giải pháp truyền và nhận tín hiệu định vị từ modem GPS gắn trên phương tiện vận chuyển rác thải với máy chủ thu nhận tín hiệu theo phương thức Modem GPS à GPRS à TCP/IP (Transmission Control Protocol/Inteet Protocol) đã khắc phục được hiện tượng nghẻn tín hiệu tại máy chủ khi thu nhận và xử lý với tần suất cao và số lượng modem GPS tăng lên.
Đề tài đã chứng minh tính khả thi của giải pháp và công nghệ, hệ thống cho phép mở rộng phạm vi quản lý trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế và chuyển giao công nghệ cho các địa phương khác có mô hình quản lý tương tự như HEPCO.

4. KẾT LUẬN
Từ các nguồn dữ liệu, số liệu hiện trạng tại HEPCO, trên nhiều định dạng khác nhau, nhóm nghiên cứu đã thiết kế và thống nhất vào trong một cơ sở dữ liệu địa lý theo mô hình Geodatabase. Cơ sở dữ liệu địa lý này được khai thác sử dụng trên ba phân hệ phần mềm để phục vụ cho công tác quản lý hạ tầng hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom rác thải và phương tiện vận chuyển rác thải đô thị của Công ty.
Sảm phần của đề tài đã được triển khai áp dụng tại các phòng, xí nghiệp thuộc HEPCO, góp phần vào tin học hóa trong quản lý, hỗ trợ cho công tác tham mưu, ra quyết định của Ban Lãnh đạo nhanh và chính xác hơn.
Giải pháp thiết kế và xây dựng ba phân hệ phần mềm GIS hoàn toàn sử dụng công nghệ miễn phí, tiết kiệm được chi phí đầu tư phần mềm nền GIS bản quyền cho các đơn vị triển khai ứng dụng hệ thống này.
Giải pháp ứng dụng tích hợp công nghệ GIS, GPS & GPRS và tham chiếu trực tiếp trên nền dữ liệu GISHue, hệ tọa độ VN-2000 là một định hướng công nghệ mới. Hướng đến giải pháp tích hợp với hệ thống thông tin địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế, cung cấp và chia sẽ thông tin, dữ liệu liên ngành nói chung, đặc biệt trong công tác quản lý hạ tầng đô thị nói riêng.
Đề tài này mới chỉ nghiên cứu trong phạm vi thành phố Huế, thành phố có những đặc trưng riêng trong việc bảo vệ cảnh quan đô thị gắn liền với các di tích lịch sử. Tuy nhiên, ưu điểm của phương pháp nghiên cứu của đề tài này là có hướng nghiên cứu tổng quát, sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ GIS, công nghệ GPS và công nghệ GPRS để tính toán và xử lý, kết quả được mô phỏng trực quan trên máy tính bằng hình ảnh.
Việc mở rộng đề tài này để áp dụng cho phạm vi toàn tỉnh, chúng ta cần nghiên cứu thêm các đặc tính như: tính toán phân bố vị trí thu gom rác phù hợp với phân bố dân cư và khu công nghiệp; hỗ trợ phân tích thủy lực và thiết kế hệ thống thoát nước đô thị; tính toán tối ưu các tuyến vận chuyển rác thải theo khu vực thành thị và nông thôn… Đối với việc mở rộng cho các tỉnh, thành phố khác. Tùy theo các điều kiện tự nhiên, văn hóa và thể chế quản lý đặc thù của mỗi địa phương, chúng ta có thể dựa trên các phương pháp đã được nghiên cứu trong đề tài này để xây dựng mô hình hệ thống và quy trình nghiệp vụ quản lý tương thích.

Tài liệu tham khảo
[1] Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2011. “Chương 2: Chất thải rắn đô thị”. Báo cáo môi trường quốc gia. Trang 20.
[2] Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2013. “Quy định về thành lập bản đồ địa chính”. Thông tư số 55/2013/TT-BTNMT.
[3] TCVN 9401:2012. 2012. “Kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình”. Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam.
[4] Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2007. “Về sử dụng hệ thống tham số tính chuyển giữa Hệ tọa độ quốc tế WGS-84 và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000”. Quyết định số 05/2007/QĐ-BTNMT.
[5] UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. 2005. Dư địa chí Thừa Thiên Huế. Tham khảo tại: http://www3.thuathienhue.gov.vn/GeographyBook/
[6] Danny Krouk. 2011. Enterprise GIS System Architecture. ESRI.
[7] Harold (Ted) Dunsford Jr., Mark Van Orden, Jiří Kadlec. 2009. “Developer’s Coer”. Geospatial Software Lab – Idaho State University.
[8] Garmin. 2009-2010. Garmin Oregon series 450, 450t, 550, 550t owner’s manual. Garmin Inteatinal, Inc.
[9] Planing. 2001-20010. Trimble Planing for Windows. Ver. 2.9. Trimble Navigation Limited.
[10] Peter H. Dana. 1994. Department of Geography, University of Texas at Austin: Global Positioning System Overview. Available at: http://www.colorado.edu/geography/gcraft/notes/gps/gps_f.html

Theo Tạp chí Môi trường Đô thị Việt Nam, Số 6 (90) – 2014, ISSN: 1859-3674