(DSX)- “Xây dựng năng lực quản lý di sản đô thị Huế thông qua ứng dụng GIS” là tên gọi khóa tập huấn do tỉnh Thừa Thiên Huế và công ty tư vấn giải pháp đô thị – Urban Solution, Hà Lan .
(DSX)- “Xây dựng năng lực quản lý di sản đô thị Huế thông qua ứng dụng GIS” là tên gọi khóa tập huấn do tỉnh Thừa Thiên Huế và công ty tư vấn giải pháp đô thị – Urban Solution, Hà Lan phối hợp tổ chức nhằm đưa ra các kế hoạch, các chiến lược bảo tồn, quản lý di sản đô thị Huế trong tương lai.
Khóa đào tạo đã khai giảng hôm 10/6 tại thành phố Huế dành cho cán bộ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Được biết, khóa đào tạo sẽ tích hợp giữa việc hướng dẫn khảo sát thực địa nhằm nâng cao kỹ năng phân tích cơ sở dữ liệu liên quan đến di sản văn hóa Huế và thiết lập bản đồ thông tin địa lý (GIS) cho một vài điểm di sản được lựa chọn, từ đó đưa ra các mục tiêu, các khuyến nghị nhằm bảo tồn cho điểm di sản được chọn và xây dựng chiến lược phát triển hợp lý cho đô thị Huế. Sản phẩm cuối cùng là Bản đồ GIS điểm di sản thí điểm, sẽ được tích hợp vào Dự thảo Kế hoạch Quản lý Quần thể Di tích Huế đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế triển khai biên soạn theo yêu cầu của Trung tâm Di sản Thế giới – UNESCO.
Thông qua khóa học, các học viên sẽ được cung cấp các kiến thức vê việc ứng dụng công nghệ GIS vào công tác quản lý và bảo tồn di sản văn hóa kết hợp phát triển du lịch di sản, phương pháp nhận diện các chỉ số giám sát của di sản Huế trong bối cảnh đô thị.
Đô thị di sản Huế gắn với lịch sử triều Nguyễn, nơi hiện hữu hàng trăm cồng tình kiến trúc lịch sử tiêu biểu trong đó có quần thể di tích Cố đô Huế, di sản được UNESCO công nhận. Thông qua việc thiết lập bản đồ thông tin địa lý (GIS), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ tích hợp và triển khai có hiệu quả hơn nữa việc quản lý di sản, đáp ứng các yêu cầu của UNESCO.
Hiện nay, toàn bộ 1.500 cây xanh trong khu vực Đại Nội, thành phố Huế đã được triển khai quản lý bằng công nghệ GIS, từ đó, thành phố Huế và đơn vị quản lý cây xanh sẽ có kế hoạch quản lý hệ thống cây xanh phù hợp trên từng tuyến phố.
Được biết từ ngày 13/6 – 10/8/2013, các học viên sẽ được hướng dẫn khảo sát và thu thập các dữ liệu đối với di tích được lựa chọn cho GIS thí điểm (lăng Tự Đức) trước khi chuyển đổi dữ liệu vào Bản đồ thông tin địa lý. Dự kiến, đợt tập huấn tiếp theo sẽ được tổ chức vào tháng 8/2013.
TH, theo http://disanxanh.vn