Công nghệ mã nguồn mở là hướng phát triển mới trong GIS, nhưng nó là gì? Phần mềm mã nguồn mở là phần mềm mà mã nguồn được sử dụng để tạo chương trình là miễn phí, sẵn sàng để mọi người có thể xem, chỉnh sửa và tái phân
Công nghệ mã nguồn mở là hướng phát triển mới trong GIS, nhưng nó là gì? Phần mềm mã nguồn mở là phần mềm mà mã nguồn được sử dụng để tạo chương trình là miễn phí, sẵn sàng để mọi người có thể xem, chỉnh sửa và tái phân phối. Bất kỳ loại phần mềm chương trình nào cũng có thể mở mã nguồn, bao gồm các hệ điều hành
Các điểm nổi bật:
Công nghệ mã nguồn mở là hướng phát triển mới trong GIS, nhưng nó là gì? Phần mềm mã nguồn mở là phần mềm mà mã nguồn được sử dụng để tạo chương trình là miễn phí, sẵn sàng để mọi người có thể xem, chỉnh sửa và tái phân phối. Bất kỳ loại phần mềm chương trình nào cũng có thể mở mã nguồn, bao gồm các hệ điều hành (vd: Linux), cơ sở dữ liệu (vd: PostgreSQL), các ứng dụng (vd: OpenOffice.org), các trò chơi điện tử, và thậm chí là các ngôn ngữ lập trình (vd: Python).
Phần mềm mã nguồn mở được nhận biết bởi loại cấp phép mà nó sử dụng khi phát hành. Những loại cấp phép này bao gồm Apache 2.0, Microsoft Public và GNU General Public. Trong khi có một vài sự thay đổi, hầu hết các cấp phép mã nguồn mở yêu cầu các mã nguồn phải miễn phí và người dùng được tự do sửa đổi mã nguồn, tái phân phối phần mềm và nguồn gốc sản phẩm.
Phần mềm không mã nguồn mở được gọi là phần mềm mã nguồn đóng hoặc phần mềm độc quyền.
Các cấp phép mã nguồn mở khuyến khích cộng đồng chia sẻ để phát triển, mở rộng và vá lỗi phần mềm mã nguồn mở. Phần lớn dự án mã nguồn mở có một nhóm chuyên điều tiết và chỉ đạo việc phát triển phần mềm lõi và đảm bảo rằng các tính năng mới cần thiết được phát triển, các lỗi được vá và các tài liệu hỗ trợ được cập nhật.
Đôi khi một dự án mã nguồn mở sẽ “phân ba” nghĩa là một nhóm các nhà phát triển sẽ dẫn dắt việc phát triển phần mềm vốn độc lập với dự án gốc. Cải tiến trong dự án “phân ba” là hoặc có thể được kết hợp vào dự án chính hoặc phát triển thành một dự án hoàn toàn mới.
Mã nguồn mở có miễn phí không?
Một quan niệm sai lầm phổ biến là phần mềm mã nguồn mở miễn phí nghĩa là không có chi phí. Điều này thường đúng nhưng không phải luôn luôn đúng trong mọi trường hợp. Mã nguồn mở chỉ yêu cầu mã nguồn của chương trình được cung cấp miễn phí, còn chương trình thì tự bản thân nó vẫn được bán thương mại. Vậy đâu là điểm khác biệt giữa một mã nguồn của chương trình và bản thân chương trình đó?
Các nhà phát triển tạo ra một chương trình phần mềm bằng cách viết mã nguồn sử dụng ngôn ngữ lập trình máy tính như C++ hoặc Java. Mã nguồn là một dãy các lệnh, các qui trình và giao diện chỉ thị một chương trình máy tính chạy như thế nào. Máy tính không thể nhìn vào mã nguồn mà biết chương trình chạy như thế nào. Mã nguồn cần được dịch từ ngôn ngữ lập trình của nhà phát triển chương trình sang ngôn ngữ hệ nhị phân (gồm các ký tự 0 và 1) mà máy tính có thể đọc được.
Các nhà phát triển chương trình thực hiện dịch bằng cách cho chạy mã nguồn qua một chương trình khác được gọi là trình biên dịch. Trình biên dịch sẽ dịch mã nguồn sang hệ nhị phân để máy tính có thể đọc và thực thi. Các trình biên dịch không chỉ tạo khả năng để máy tính chạy chương trình mà còn làm cho chương trình hiệu quả hơn bằng cách tối ưu hóa kích thước tệp và kiểm tra các lỗi. Vì thường rất khó để dịch ngược trở lại nên trình biên dịch giúp bảo vệ tính nguyên vẹn của mã nguồn mở.
Mã nguồn mở và Các đặc tả kỹ thuật mở.
Một quan niệm sai phổ biến khác về công nghệ mã nguồn mở là – nó mở hoàn toàn và có thể miễn phí đọc và viết bất kỳ định dạng dữ liệu nào. Tuy nhiên không phải như thế. Các định dạng, các đặc tả kỹ thuật, các mô hình tham chiếu và các qui trình giúp thiết lập khả năng tương tác giữa các chương trình và các thiết bị được gọi là đặc tả kỹ thuật mở. PNG, RSS, HTML và định dạng Shapefile của Esri đều là các ví dụ về đặc tả kỹ thuật mở đã được phát hành.
Hiệp hội Địa không gian mở (OGC) là một tổ chức quốc tế có nhiệm vụ phát triển các đặc tả kỹ thuật mở cho dữ liệu địa không gian, các dịch vụ, các qui trình và chia sẻ dữ liệu. Esri là thành viên chính của OGC, tham gia tích cực vào việc phát triển và thi hành rất nhiều các tiêu chuẩn này.
Esri tiếp tục ủng hộ sự cần thiết của truy cập mở tới dữ liệu địa lý và chức năng thông qua việc hỗ trợ cho các tiêu chuẩn và các đặc tả kỹ thuật vốn được áp dụng rộng rãi, thiết thực. Esri dựa theo một hệ thống chiến lược mở cho phép truy cập và sử dụng dữ liệu địa lý và chức năng. ArcGIS được thiết kế với khả năng tương tác và mở rộng phù hợp với các tiêu chuẩn và đặc tả kỹ thuật mở, điều này cần thiết để thi hành trong hệ thống doanh nghiệp. Người dùng có thể kết hợp chức năng GIS trong bất kỳ ứng dụng nào trên các nền tảng cho máy tính để bàn, máy chủ, thiết bị di dộng và sử dụng thông tin địa lý được lưu trữ trong hầu hết các định dạng, được truy cập từ nhiều cơ sở dữ liệu hoặc được phân phối như một dịch vụ web.
Mã nguồn mở hay ArcGIS?
Việc quyết định giữa mã nguồn mở hay ArcGIS không phải là câu hỏi hoặc cái này, hoặc cái kia. Esri khuyến khích người dùng lựa chọn một mô hình lai, một sự kết hợp giữa công nghệ mã nguồn mở và công nghệ mã nguồn đóng dựa trên nhu cầu của họ.
Esri giới thiệu sử dụng công nghệ mã nguồn mở nhằm nâng cao kinh nghiệm sử dụng sản phẩm của Esri cho người dùng. Esri hỗ trợ 2 hệ điều hành Red Hat Entersprise Linux và SUSE Linux. Cơ sở dữ liệu địa lý có thể được tạo trên Hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở PostgresSQL.
ArcGIS Server có thể sử dụng các máy chủ web mã nguồn mở như Apache Tomcat để phân phối các dịch vụ GIS.
Esri cũng tích hợp các thành phần mã nguồn mở tốt nhất trong ArcGIS. Kể từ ArcGIS 9, phần mềm đã tích hợp Python- một ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở, và trong ArcGIS 10 đã giới thiệu ArcPy- một gói Python để đơn giản hóa và tự động hóa kịch bản Python. Cửa sổ Python mới trong ArcMap cho phép người dùng đơn giản hóa và tự động hóa các qui trình làm việc địa xử lý của họ. Trang web hỗ trợ ArcGIS Desktop bao gồm cả danh sách tất cả các công cụ mã nguồn mở, các ngôn ngữ và các thư viện được sử dụng trong ArcGIS. Thực tế có hơn 80 thành phần mã nguồn mở, bao gồm các thư viện GDAL.
Esri đã phát hành hàng loạt các giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming interface- APIs) và các gói phát triển phần mềm (Software Developer Kits- SDKs) để cải thiện khả năng tương tác GIS. Rất nhiều trong số các APIs và SDKs làm việc với các môi trường phát triển mã nguồn mở như Eclipse hay Java Studio Creator của Sun. API gần đây nhất của Esri, API cho File Geodatabase, trong khi vẫn chưa mở mã nguồn, mở ra cơ sở dữ liệu địa lý dạng tệp cho phép các nhà phát triển tạo các ứng dụng có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu địa lý dạng tệp từ nhiều môi trường bên ngoài mà không cần sử dụng ArcObject.
Các giải pháp mã nguồn mở của Esri.
Esri đang gia tăng sự tham gia vào cộng đồng mã nguồn mở với một số sản phẩm mã nguồn mở.
ArcGIS Editor cho OpenStreetMap là một tiện ích mã nguồn mở cho ArcGIS Desktop, cho phép người dùng trở thành các thành viên tích cực trong việc phát triển cộng đồng OpenStreetMap (OSM).
OpenStreetMap là một cơ sở dữ liệu địa lý có sẵn, mở và miễn phí. ArcGIS Editor cho OpenStreetMap cho phép người dùng tải về dữ liệu từ máy chủ OSM tới cơ sở dữ liệu địa lý cục bộ và sử dụng môi trường biên tập thân thuộc ArcGIS để tạo mới, thay đổi hoặc xóa dữ liệu OSM.
Trình biên tập bao gồm lược đồ cơ sở dữ liệu địa lý OSM và ký hiệu mẫu để đơn giản hóa việc chỉnh sửa. Người dùng có thể tải lên máy chủ OSM những thay đổi của họ để chia sẻ với toàn bộ cộng đồng OSM.
ArcGIS Editor cho OpenStreetMap, các tài liệu của nó và mã nguồn được có sẵn trên CodePlex (esriurl.com/OSMEditor), kho lưu trữ mã nguồn của Microsoft và được phát hành dưới cấp phép Microsoft công cộng.
Esri Geoportal Server là một sản phẩm mã nguồn mở miễn phí giúp các tổ chức quản lý và xuất bản các siêu dữ liệu (metadata) mô tả các tài nguyên địa không gian của họ để những người dùng khách có thể khám phá và sử dụng các tài nguyên này. Geoportal Server có thể hoạt động như một điểm liên lạc cho một khuôn khổ quốc tế về tài nguyên dữ liệu không gian nhằm tăng cường sự hợp tác và chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan của chính phủ và tư nhân. Geoportal Server không yêu cầu cấp phép ArcGIS.
Phát hành sắp tới của ArcUser sẽ có một hướng dẫn mô tả cách thiết lập và quản lý một cổng thông tin địa lý mà không cần sử dụng ArcGIS Server.
Geoportal Server hỗ trợ các ứng dụng cung cấp thông tin dựa theo các chuẩn và khám phá siêu dữ liệu. Nó được phát hành dưới cấp phép mã nguồn mở Apache 2.0, cho phép các nhà phát triển tự do tùy chỉnh và tái phân phối phần mềm. Esri sử dụng SourceForge (esriurl.com/geoportalserver) để lưu trữ và phân phối phần mềm Geoportal Server, các tài liệu liên quan và mã nguồn. SourceForge là một nền tảng thân thiện cho việc phát triển mã nguồn mở, khiến việc đó trở nên dễ dàng cho các nhà phát triển mã nguồn mở trong việc kết hợp những thay đổi và cải tiến của họ tới các sản phẩm.
Kết luận
Esri vui mừng khi được là một phần trong sự phát triển của cộng đồng mã nguồn mở, bao gồm cả việc tài trợ và tham gia các hội nghị địa không gian mã nguồn mở như FOSS4G và State of the Map
Các sự kiện này là cơ hội để hiểu thêm về nhu cầu của các nhà phát triển và người dùng địa không gian mã nguồn mở để tăng cường và cải tiến các hỗ trợ cũng như khả năng tương tác với mã nguồn mở của Esri, và quan trọng nhất là xây dựng được một cộng đồng ngày càng lớn mạnh của những nhà phát triển và người dùng địa không gian.
http://www.esrivn.com